This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

phân loại máy móc thiết bị theo tính chất tài sản


Bài hôm trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách phân loại máy theo công dụng sử dụng, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một cách phân loại khác là dựa vào tính chất tài sản.
Theo cách phân loại này, máy móc thiết bị được chia thành hai lọai:
Loại 1 : Máy, thiết bị chuyên dùng: Đối với những nhiệm vụ đặc thù, có tính chuyên biệt thì phải dùng các loại máy đặc trưng riêng, vì thế các loại máy này thường ít hoặc không được giao dịch, mua bán phổ biến trên thị trường, để có thông tin về giá cả thị trường của những loại máy, thiết bị chuyên dùng thường rất khó khăn,đôi khi không có thông tin giao dịch thị trường.

Loại 2:  Máy, thiết bị thông thường, phổ biến: Đây là những máy móc, thiết bị khá thông dụng trên thị trường, chúng thường xuyên được trao đổi, mua bán trên thị trường, nên việc thu thập thông tin về giao dịch, giá cả dễ dàng hơn.
 Theo cách phân loại này, sẽ giúpviệc lựa chọn đúng phương pháp định giá.Đối với máy, thiết bị chuyên dùng trong nhiều trường hợp phải sử dụng cơ sở định giá là giá trị phi thị trường với phương pháp chi phí, còn trong trường hợp là máy, thiết bị thông thường, phổ biến sử dụng giá thị trường và phương pháp định giá phổ biến là phương pháp so sánh trực tiếp.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Phân loại máy móc thiết bị theo công năng sử dụng

Có rất nhiều cách phân loại máy móc, thiết bị dựa theo từng khía cạnh, có thể phân loại theo tính chất tài sản, theo công năng sử dụng,mức độ cũ mới của máy,..Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách phân loại máy móc thiết bị theo công năng sửu dụng của nó.
Đây là cách phân loại khá phổ biến,theo cách này, máy móc thiết bị được chia ra thành các loại như sau:
- Máy, thiết bị động lực : máy phát điện; máy phát động lực; máy biến áp và thiết bị nguồn điện,..
- Máy, thiết bị công tác: máy công cụ, máy móc thiết bị cho ngành khai khoáng; gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại; máy kéo; máy dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp; máy bơm nước và xăng dầu; thiêt bị luyện kim, thiết bị đặc trưng cho sản xuất hóa chất, máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu thủy tinh, xây dựng, thiết bị đặc trưng cho sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác; máy móc, thiết bị cho các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hóa phẩm; máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm; máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế; máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình; máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm...
Phân loại máy móc thiết bị theo công năng sử dụng

-  Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm: Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học; thiết bị quang học và quang phổ; thiết bị điện và điện tử; thiết bị đo và phân tích lý hóa, thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị chuyên ngành đặc biệt; khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc; các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác.
-    Thiết bị và phương tiện vận tải: đường bộ; đường sắt; đường thủy,..
-    Dụng cụ quản lý: Thiết bị tính toán, đo lường, máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý, phương tiện và dụng cụ quản lý khác.

Phân loại theo cách nàygiúp hiểu chuyên sâu về máy, thiết bị và dễ cập nhật, theo dõi đánh giá việc vận hành, nắm bắt được các số liệu lịch sử, từ đó chuyên nghiệp hóa công việc.

Những hiểu biết cơ bản về máy may công nghiệp (p2)

Bài hôm trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn 3 điều về máy công nghiệp.Sau đây là những lưu ý tiếp theo các bạn cũng cần phải chú ý :

Những hiểu biết cơ bản về máy may công nghiệp


4 Sự phân bố chỉ: Sẽ có một hoặc nhiều ống chỉ ngang dọc khác nhau . Suốt chỉ mới bằng kim loại thường phải đáp ứng yêu cầu sử dụng mà không làm rối , làm nhầm ,lóa mắt người sử dụng .Hãy kiểm tra hướng dẫn trước khi sử dụng máy .
5.Chân vịt: Cần kiểm tra xem có bao nhiêu chân vịt đi kèm với máy . Chân vịt đa năng sẽ đc may thẳng còn đối với may cơ bản là may đan chéo nhưng bạn cũng sẽ cần chân vịt may khóa kéo , may khuy áo và may viền . Ngoài ra còn có các chân vịt đặc biệt . Phụ kiện của chân vịt thường gồm chân vịt teftlon , chân vịt may trang trí và chân vịt may viền mảnh .Ngoài ra còn có rất nhiều chân vịt khác nhau tùy vào độ hiện đại của máy.
6..Điều chỉnh độ căng: Để sản phẩm có những đường may tinh tế thì cần căng chỉ nhỏ hơn hoặc lớn hơn cần được cân bằng. Một vài máy có mặt số bên ngoài để điều chỉnh độ căng rộng hơn và những khả năng điều chỉnh tin học hóa khác .
7. Vị trí kim  : Máy may hiện đại tin học hóa và kỹ thuật hóa cho phép điều chỉnh nhiều vị trí của kim may . Điều quan trọng nếu bạn muốn dịch chuyển đường may về bên phải hay bên trái trong khi đang may thì chỉ cần nhấc chân vịt và thay đổi bị trí miếng vải . Bàn đạp dưới chân để di chuyển đường may . Trong nhiều loại máy có chế độ may tự động , nhíp , vá và các ứng dụng khác .

 8. Suốt chỉ: suốt chỉ để tạo thành mũi khâu . Một số máy có thể cho bạn đánh suốt trong khi đang may .Hầu hết các loại máy đều cung cấp cảm biến để dừng lại khi suốt đã đầy chỉ  tuy nhiên cũng có một số máy khác lắp đặt trong các bộ cảm ứng để cảnh báo cho bạn khi hết suốt chỉ trong  khi đang may.

Những hiểu biết cơ bản về máy may công nghiệp (phần 1)

Hiện nay, máy máy công nghiệp là sản phẩm được đầu tư với chất lượng,đa dạng mẫu mã. Máy may công nghiệp được thiết kế cho các nhà máy, xưởng sản xuất.
may-may-cong-nghiep
máy may công nghiệp


Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những hiểu biết cơ bản về máy may công nghiệp:
1.Công tắc nguồn: Các loại máy may thường có công tắc nguồn để khởi động hoặc tắt máy . Nó có thể tháo rời từ những bộ phận kiểm soát ánh sáng máy . Vì vậy công tắc nguồn là sự lựa chọn an toàn ở nơi có nhiều trẻ em .
2.Đèn: Công việc may được thành công thì ánh sáng là rất quan trọng. Máy sẽ có một hoặc nhiều vị trí đặt ánh sáng. Tuy nhiên để có ánh sáng tốt, chiếu trực tiếp thì nên đặt gần chân vịt và khu vực kim . Ánh sáng phát ra không phụ thuộc vào nguồn của máy.
3.Mũi may: Đa dạng mũi may . Chọn mũi kim và kết hợp với nhau để có thể chọn lựa những kiểu may khác nhau . Những mũi may cơ bản có may thẳng , may đan chéo và may viền , may khuy áo và khả năng lại mũi kim . Chú ý chiều dài tối đa của mũi may cũng như chiều rộng . Nhiều đường may không hẳn là đẹp cũng như chất lượng của máy có tốt hơn . Bạn cần hình dung cách sử dụng để bắt đầu với những đường may cơ bản sau đó dần chuyển sang kiểu may khác nếu bạn thật sự yêu thích .
(Còn tiếp..)


Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ khác nhau như thế nào?

Công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế mỗi nước, đây là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà ở đó các sản phẩm được tạo ra theo nhu cầu tiêu dùng,các công cụ, tư liệu sản xuất vv... nhằm phục vụ cho đời sông xã hội , thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của con người.Công nghiệp được chia ra làm hai lĩnh vực là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai khái niệm này .

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, nhiều vốn.Ngành này cung cấp tư liệu sản xuất chính về cơ sở kỹ thuật vật chất cho các ngành của nền kinh tế quốc dân.

Cong-nghiep-nang


Tuy nhiên, khác với ngành công nghiệp nhẹ,chúng ta không có một định nghĩa cụ thể nào cho lĩnh vực này.Những khái niệm ở trên không bao trùm đầy đủ các đặc điểm của ngành công nghiệp nặng.Có những định nghĩa công nghiệp nặng dựa vào khối lượng của sản phẩm tạo ra.Một trong số đó căn cứ vào khối lượng của chi phí sản phẩm, ví dụ với 1 đô la mua được 1 lượng sắt,thép nặng hơn 1 đô- la dược phẩm hoặc quần áo. Một định nghĩa khác dựa trên khối lượng của nguyên liệu thông qua bàn tay của mỗi người lao động hoặc dựa trên chi phí vật liệu trong tổng giá trị sáng tạo của sản phẩm.
Công nghiệp nặng thông thường được xác định bởi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên cơ sở tác động đến môi trường. Những định nghĩa này nhấn mạnh quy mô tư bản ban đầu hoặc ảnh hưởng sinh thái bởi đặc thù của nguồn tài nguyên sử dụng, quá trình sản xuất và sản phẩm tạo thành. Theo nghĩa này thì công nghiệp bán dẫn sẽ "nặng" hơn công nghiệp hàng điện tử dân dụng cho dù các vi mạch đắt hơn rất nhiều dựa trên khối lượng của chúng.
Công nghiệp nhẹ  là lĩnh vực tập trung tư bản ít hơn so với công nghiệp nặng, ngành này thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp, ví dụ , các sản phẩm được sản xuất ra mục tiêu cuối cùng là cho người tiêu dùng hơn là sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất khác.

cong-nghiep-nhe

 Về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, các ngành công nghiệp nhẹ thường ít gây tác động hơn nên chúng có thể được đặt ở các vị trí gần khu dân cư hơn.Đây cũng  là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, cần làm việc trong môi trường rộng lớn.
Công nghiệp nhẹ bao gồm các ngành như : Công nghiệp giày dép, dệt may, công nghiệp giấy, nước giải khát,..
         

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Các máy móc không thể thiếu trong ngành xây dựng (p2)

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số máy móc trong ngành xây dựng, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số thiết bị khác cũng không thể thiểu trong ngành xây dựng.
3. Động cơ, máy phát lực:

Các máy này có tác dụng truyền, biến đổi năng lượng để cung cấp động lực cho hoạt động của máy như động cơ đốt trong, động cơ điện, động cơ thủy lực,... hoặc tổ hợp máy nổ - máy phát điện, tổ hợp động cơ đốt trong - máy bơm - động cơ thủy lực,...

may-moc-xay-dung
Máy phát điện
4. Thiết bị hoàn thiện:
Những loại máy này thường có kích thước và công suất lớn, các máy chuyên dùng để đánh bóng sàn, cầu thang, các thiết bị phục vụ công tác vệ sinh, lau rửa mặt ngoài, các thiết bị cưa, cắt…..
5. Các thiết bị di chuyển:
Có các loại máy như: máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên ray, máy di chuyển bằng bánh lốp, máy di chuyển bằng bánh xích, máy di chuyển trên phao và máy di chuyển bằng cơ cấu tự bước.
6. Các thiết bị chuyên dùng:
Trong xây dựng  cần phải có các loại thiết bị như giàn giáo, coppha,. Với mỗi loại công trình lớn nhỏ sẽ thích ứng với những loại thiết bị chuyên dùng có kích thước khác nhau.
thiet-bi-xay-dung
Giàn giáo xây dựng
Mỗi loại máy móc xây dựng phù hợp với những loại công trình lớn nhỏ khác nhau tuy nhiên những thiết bị này vô cùng quan trọng, hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại máy, chọn được đúng loại máy phù hợp với công việc của mình.

Những kỹ năng cần có để theo đuổi nghề bảo dưỡng công nghiệp

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước kèm theo các nhà máy lớn cũng được đầu tư phát triển.Đối với những nhà máy này, số lượng máy móc là rất lớn, cho nên nhu cầu cho việc bảo dưỡng máy móc cũng nhiều lên. Đáp ứng nhu cầu này, nghề bảo dưỡng công nghiệp ngày càng được các bạn trẻ quan tâm.Vậy cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc này?

Để biết được những kỹ năng đó, trước tiên ta phải hiểu rõ khái niệm bảo dưỡng công nghiệp là gì.

bao-duong-cong-nghiep

Bảo dưỡng công nghiệp là công việc giúp bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng của sản xuất.
Để có các kỹ năng thực tế, đảm bảo cho công việc, người làm nghề này phải có những hiểu biết tương đối rộng về các lĩnh vực:
- Cơ khí : Liên quan đến các công việc tháo lắp chi tiết máy, cân chỉnh chính xác các chi tiết theo yêu cầu lắp đặt, tác động cơ khí phù hợp vào thiết bị như hàn, tiệm, bào,...
- Nhiệt lạnh và điều hòa không khí: tìm lỗi, thay thế, lắp ráp được các giàn lạnh, hệ thống trữ đông, máy điều hòa.
- Tự động hóa: có thể thao tác trên các cụm tự động của máy CNC, có khả năng lập trình điều khiển và thao tác trên máy CNC. Có khả năng lập trình PLC.
- Điện, điện tử: lắp đặt các hệ thống dẫn điện công nghiệp trong nhà xưởng dựa trên các sơ đồ điện nhà xưởng đã  thiết kế, thao tác được trên các mạch điện tử công suất lớn và các mạch điện tử số, có khả năng nhận biết và thay thế được các linh kiện hoặc các thiết bị điện tử cần thiết.



Ngành công nghệ may là gì ?

Mỗi người chúng ta không thể tồn tại mà thiếu đi việc ăn uống, mặc, ở.Có thể nói “mặc” là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.Như các bạn đã biết,ngành dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời tại nước ta, ngành công nghiệp may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Để dễ hơn, có thể hiểu công nghệ may là ngành làm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người .Các sản phẩm được sản xuất đa dạng nhiều mẫu mã, sản xuất thông qua hệ thống công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm bảo về sản lượng sản xuất.
nganh-cong-nghe-may
Không  những thế dệt may cũng là ngành có tính cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chính của ngành công nghiệp nước ta trong những năm vừa qua.
Khi học Công nghệ may, các bạn sẽ được học những kiến thức cốt lõi và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang để làm căn cứ cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế đồ họa trang phục. sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính và quản lý sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp,…